Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Vì sao lúa gạo Việt Nam rẻ mạt đến thế?
Đó là một câu hỏi mà nhà báo Mỹ đã trăn trở và cố đưa ra lời giải đáp bằng bài viết nhiều góc cạnh và khá đa chiều của mình.

 



 


Elisabeth Rosen là cây viết chính của tờ Word Vietnam, một tạp chí về văn hóa và đời sống Việt Nam bằng tiếng Anh. Trước đó, Rosen từng là phóng viên của The Atlantic, DestinAsian và nhiều ấn phẩm khác. Gần đây, một bài viết sắc sảo về nghề trồng lúa và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam của Rosen được đăng trên tờ The Diplomat.Một buổi sáng mùa đông ở vùng quê gần Hội An, một thị trấn nhỏ ven biển ở miền Trung Việt Nam, tôi cúi thấp để ấn từng chồi xanh nhỏ xuống bùn, thực hành cách trồng lúa theo đúng cách truyền thống của người Việt. Đây là phương pháp phổ biến ở rất nhiều địa phương Việt Nam trước khi có máy móc nông nghiệp.

 

“Đây, đây”, nông dân Phạm Nhi nói, chỉ tôi nơi để đặt mầm lúa xuống.

 

Gạo là lương thực chính trong bữa ăn người Việt suốt hơn 1.000 năm nay. Ngày nay, chính phủ chỉ định dành 3,8 triệu ha để trồng lúa gạo, chiếm khoảng gần một nửa diện tích đất nông nghiệp.

 

Trong đó, 1/3 lượng gạo sản xuất ra sẽ được dùng cho việc xuất khẩu. Cùng với Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới. Năm 2013, lúa gạo mang về cho Việt Nam gần 3 tỷ USD.

 

Trung Quốc là một trong những khách hàng mua gạo Việt nhiều nhất, chiếm 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu. Nhật cũng là một quốc gia nhập khẩu gạo nhiều trong khu vực, nhưng đáng tiếc, hầu hết các loại gạo Việt Nam không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường này.

 

Nhật đã ngừng nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 sau khi phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, mặc dù trong những lô hàng năm sau, hai doanh nghiệp gạo của Đồng bằng Sông Cửu Long đã làm việc với nông dân để đảm bảo chất lượng hạt gạo theo tiêu chuẩn của Nhật.

 

Chất lượng hạt gạo Việt Nam không chỉ nằm ở vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu. Trong khi Thái Lan, láng giềng của Việt Nam, ưu tiên trồng nhiều loại gạo phẩm chất cao như gạo hoa nhài – loại gạo có thời gian trồng lên đến cả năm nhưng có giá bán cao nhất ở Mỹ và Nhật, Việt Nam thường trồng các loại gạo chất lượng thấp nhưng ngắn ngày.

 

Thái Lan hiện nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lúa gạo vì nông dân không được hưởng lợi từ những chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra và Trung Quốc đã hủy kế hoạch mua gạo Thái, nhưng có vẻ Việt Nam cũng không tận dụng được cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu.

 

Vậy vì sao Việt Nam không thể trồng được lúa gạo tốt hơn?

 

“Vấn đề chính là vì ngành nông nghiệp Việt Nam manh mún và nhỏ lẻ”, Tiến sĩ Nguyễn Anh Phong, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Nông nghiệp (CAP) cho biết. “Điều này làm cho quá trình quản lý sau khi thu hoạch như cất giữ, sấy… gặp nhiều vấn đề”.

 

Không giống như nhiều nước nông-công nghiệp phát triển khác, hầu hết nông dân Việt Nam vẫn thu hoạch bằng tay hoặc các máy móc thô sơ, hiệu quả thấp. Việc phơi phóng cũng thường “phó mặc cho trời” nên phẩm chất sản phẩm sau cùng bị ảnh hưởng khá nhiều.

 

“Nông dân Việt Nam phơi gạo ngoài đường quốc lộ hoặc trong vườn nhà họ. Nếu trời mưa, hạt gạo sẽ bị hỏng”, ông Phong nói thêm.

 

Một trong các chính sách nông nghiệp của Việt Nam là khuyến khích nông dân gia nhập Hợp tác xã. Những hợp tác xã không chính thức của Việt Nam đã ra đời từ thời Pháp thuộc, sau đó trở thành một trong những tổ chức chủ đạo trong suốt giai đoạn 1959-1980.

 

Giờ đây, hợp tác xã đang bị nông dân ‘bỏ rơi’ vì họ không giữ được lời hứa giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm.

 

Luật Hợp tác xã 2012 có vẻ giúp ích hơn. Luật công nhận Hội Nông dân như một doanh nghiệp, cho phép Hội đứng ra vay tiền từ ngân hàng. Điều khoản này giúp nông dân có tiền mua máy móc nông cụ để sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, về mặt lý thuyết, giúp nông dân bán nông phẩm được giá hơn so với bán cho trung gian.

 

Tuy nhiên, có vẻ những điều đó mới chỉ đang đúng trên giấy tờ

 

“Nông dân có thể có bằng THPT, thậm chí là bằng Đại học. Nhưng họ không được học cách để quản lý việc kinh doanh. Họ không biết soạn thảo hợp đồng để làm việc với cơ quan thuế”, ông Phong giải thích.

 

Một loại hợp đồng dạng khác đang giúp giải quyết vấn đề quản lý chất lượng: chương trình "Cánh đồng mẫu lớn" của Cty Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS). Một bản hợp đồng lớn được ký với nông dân nhằm hỗ trợ họ về phương tiện và kỹ thuật và đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đồng thời cam kết mua sản phẩm đầu ra của họ để xuất khẩu.

 

AGPPS khởi đầu là một doanh nghiệp nhỏ bán thuốc bảo vệ thực vật ở ĐBSCL với quy mô 22 nhân viên. Vài năm gần đây, AGPPS đã không chỉ trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất Việt Nam mà còn là một trong những công ty xuất khẩu gạo chủ lực.

 

Họ là một trong 2 công ty duy nhất của Việt Nam có thể thuyết phục đối tác Nhật, có được các hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường này nhờ chứng minh được khả năng kiểm soát được dư lượng thuốc trừ sâu ở mức an toàn.

 

Giống như nông dân Việt Nam, những hộ nông dân nhỏ lẻ ở Nhật cung đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do chính phủ Nhật có những chiến lược mới cho nền nông nghiệp của họ.

 

Nhiều doanh nghiệp Nhật đã bắt đầu quan tâm đến việc thử nghiệm ký hợp đồng hợp tác sản xuất lương thực và nông sản ở Việt Nam để giảm chi phí sản xuất.

 

Trong khi đó, nông dân Việt Nam cũng đang có khả năng sẽ thay đổi cơ cấu cây trồng. Nguồn tiêu thụ gạo đang giảm xuống và lượng gạo thặng dư dự trữ đã đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang bàn bạc để chuyển đổi khoảng 200 ha diện tích trồng lúa kém chất lượng sang trồng ngô. Động thái này được cho là để giải quyết tình trạng phải nhập ngô giá cao.

 

Việc chuyển sang trồng ngô có thể có lợi cho nông dân. Hơn 9,5 triệu nông dân Việt Nam đang thu lợi rất ít từ nghề trồng lúa. Thu nhập trung bình của họ chưa đến 1.000.000VNĐ mỗi tháng, thua xa nghề trồng tiêu và café. Ở ĐBSCL, rất nhiều người đã rời bỏ làng quê để lên thành phố và làm việc trong các khu CN.

 

‘Chính phủ coi trọng việc trồng lúa gạo, vì đó là một trong những nông phẩm chính yếu nên đầu tư rất nhiều nhưng người hưởng lợi nhiều nhất là các nhà buôn trung gian. Số tiền hỗ trợ đến tay nông dân rất ít ỏi, thậm chí họ bị lỗ’, Eduardo Sabio, đại diện khu vực Việt Nam của VECO, một tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, cho biết.

 

“Họ kiếm được rất ít tiền, bị dìm giá, diện tích đất đai nhỏ và chất lượng thấp. Nếu họ rời quê lên thành phố, họ sẽ kiếm được nhiều hơn”.

 

Giống như nhiều người nông dân khác, Phạm Nhi vẫn bám ruộng, nhưng giờ Nhi có thể trông vào nguồn thu mới: du lịch. Năm trước, Nhi đã chuyển một nửa diện tích canh tác của mình sang làm khu dịch vụ cho Tour Lúa Nước của Hoi An Ecotour.

 

“Chúng tôi muốn cho du khách thấy sự khó nhọc khi làm nông dân ở Việt Nam”, Jack Tran, ông chủ của văn phòng du lịch sinh thái Hội An Ecotour nói.

 

Với giá bán 50 USD/khách, tương đương một tháng thu nhập trung bình của nông dân, các khách du lịch sẽ được học cách trồng lúa từ đầu đến cuối, làm ruộng cho đến gieo hạt. Thu nhập của người nông dân làm dịch vụ cho tour du lịch, nhờ thế, cũng được tăng lên gấp 10 lần.

 

Volker Werner, một khách du lịch Đức đang dắt con trâu đi trước và vợ ông giữ bừa theo sau, đã nhận xét rằng đây quả thực là một nghề nặng nhọc, tốn quá nhiều sức chỉ để thu về một sản lượng nhỏ.

 

“Đây là một nghề chính thức ư? Ngày nào họ cũng làm như thế này à?”, Werner hỏi.

 

Sự thật không phải thế, việc cày đồng chỉ mất một vài ngày và giờ chỉ ở các vùng ruộng nhỏ, người ta mới dùng trâu. Ở các vùng đồng bằng lớn, người Việt Nam đã dùng máy móc để làm đất.

 

Sự thay đổi đó tốt cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhưng nó theo ông Tran, nó có ảnh hưởng nhất định đến xã hội.

 

“Khi công nghiệp lớn mạnh, các truyền thống văn hóa của chúng tôi đang bị mai một”, ông Tran nói.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù, hai con gái từ 3 - 4 năm tù (25-04-2024)
    Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh nghẹn giọng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án (24-04-2024)
    Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mở đường cho xe ôtô chạy từ sáng 26/4 (24-04-2024)
    Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên án về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…' (24-04-2024)
    Khổng tước Ấn Độ bay vào nhà dân ở TP Thủ Đức (24-04-2024)
    Xem xét đình chỉ 3 tháng với đơn vị từ chối đăng kiểm trực tuyến (24-04-2024)
    Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi (23-04-2024)
    Người chưa thành niên phạm tội có thể được 'quản thúc tại gia đình' (23-04-2024)
    Nhiều tình tiết bất ngờ tại phiên tòa xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên (22-04-2024)
    Người dân bất ngờ bắt được cá sấu dài gần 1m giữa hồ câu ở Hà Nội (22-04-2024)
    Người dân hợp sức bắt thanh niên cướp vàng tại Phú Thọ (22-04-2024)
    Rủ nhau tắm hồ, 3 học sinh đuối nước thương tâm (22-04-2024)
    Hà Tĩnh: Điều tra nguyên nhân diện tích lớn lúa bất ngờ chết khô (21-04-2024)
    Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn (21-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (25-04-2014)
    Có dám từ chức hay không mới đáng nói (24-04-2014)
    ASEAN - Trung Quốc đạt được tiến triển về vấn đề biển Đông (23-04-2014)
    Công nghiệp hóa kiểu gì nếu không sản xuất nổi ô tô? (22-04-2014)
    Rút đăng cai ASIAD 18 – Chỉ đơn giản thế thôi sao? (21-04-2014)
    Thói đố kỵ - trọng bệnh của người Việt (21-04-2014)
    'Bộ trưởng Y tế nên từ chức' (18-04-2014)
    Đừng bắt con cháu trả nợ cho chúng ta (17-04-2014)
    Ngành y tế đã vỡ trận trước dịch sởi (17-04-2014)
    Đừng đánh cắp niềm tin của người nông dân (16-04-2014)
    Người nước ngoài hãi văn hóa rượu bia ở Việt Nam đến mức nào? (15-04-2014)
    Đừng để dân phải bán máu, bán thân, bán thận vì nghèo (11-04-2014)
    “Bỗng dưng” bị cưỡng chế vì... liền kề khu biệt thự? (10-04-2014)
    Hàng triệu người đổ về đền Hùng trước ngày chính hội (08-04-2014)
    Mỹ - ASEAN hợp tác giải quyết căng thẳng tại Biển Đông (07-04-2014)
    Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ, ASEAN hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển (04-04-2014)
    Ông Nguyễn Trần Bạt:Việt Nam khó có nhà đầu tư chất lượng! (04-04-2014)
    Đà Nẵng ra tay dẹp 'phố Trung Quốc' (03-04-2014)
    Ông Nguyễn Trần Bạt: Lào, Campuchia đã vượt Việt Nam rồi (02-04-2014)
    Việt Nam đăng cai Asiad 18: Thể diện quốc gia hay sĩ hão? (01-04-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152750553.